Xuất nhập khẩu Kinh_tế_Việt_Nam_Cộng_hòa

Số liệu ngư nghiệp[62]
NămSố tàu cáTrị giá xuất khẩu (USD)
1964[63]39.000
196981.956700.000
197088.215
19726.000.000
197311.000.000
197495.00020.000.000

Các nguồn nhập khẩu quan trọng đối với kinh tế Việt Nam Cộng hòa là Mỹ, PhápNhật Bản. Các mặt hàng nhập khẩu quan trọng trong thời kỳ trước năm 1965 là dầu hỏa, dược phẩm, sắt thép, máy móc, phân bón. Điều này phản ánh thực tế là Việt Nam Cộng hòa đang trong quá trình công nghiệp hóa. Các mặt hàng nhập khẩu quan trọng của thời kỳ sau 1965 là gạo, hàng tiêu dùng, nhiên liệu và vật tư. Sự thay đổi về cơ cấu nhập khẩu trước và sau năm 1965 chính là do tác động của chiến tranh tới sản xuất và nhu cầu trong nước. Sản xuất cầm chừng, nên nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng lên. Trong khi đó quân nhu gia tăng dẫn tới nhập khẩu vật tư, nguyên liệu tăng cao.

Trước năm 1959, giữa Việt Nam Cộng hòa và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có một số trao đổi thương mại. Từ năm 1959, trao đổi này chấm dứt khi quan hệ chính trị giữa hai bên trở nên căng thẳng hơn.[64]

Xuất khẩu của Việt Nam Cộng hòa chủ yếu là hàng thủy sản và nông-lâm nghiệp (gạo trước năm 1965, cao su). Trong các ngành thì ngư nghiệp có tiềm năng lớn nhất, dẫn đầu các mặt hàng xuất cảng sau năm 1970. Hàng chế tạo xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn phản ánh quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam Cộng hòa chưa vượt qua giai đoạn thay thế nhập khẩu hàng công nghiệp nhẹ để chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm này.

Trái ngược với nhập khẩu, xuất khẩu của Việt Nam Cộng hòa thời kỳ này dần thoi thóp và suy thoái mạnh. Năm 1960, giá trị xuất cảng đạt mức cao nhất là 87,2 triệu đôla, sau đó giảm dần. Đến năm 1966, trị giá xuất cảng chỉ còn là 27,6 triệu đôla, năm 1968 xuất cảng chỉ đạt 11,7 triệu đôla, năm 1970 là 11,5 triệu đôla. Điều này đã phản ánh một cách trung thực đặc tính bấp bênh, không ổn định trong nền sản xuất của Việt Nam Cộng hòa.[65]

Suốt 20 năm tồn tại, Việt Nam Cộng hòa luôn nhập siêu. Thâm hụt cán cân thương mại khuếch đại từ năm 1965 vừa do kim ngạch nhập khẩu tăng, vừa do kim ngạch xuất khẩu giảm. Xuất khẩu giảm có thể là do chiến tranh khiến sản xuất nông nghiệp và thủy sản - hai nguồn hàng xuất khẩu chính - giảm đi. Còn nhập khẩu tăng cùng với viện trợ thương mại tăng khi chiến tranh leo thang và do nhu cầu hàng nhập khẩu tăng vọt cùng với sự hiện diện của quân đội Mỹ và đồng minh.

Xét về tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu, các loại trang bị máy móc chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (năm 1964 chiếm 8%, năm 1967 chiếm 18%), phần lớn hàng nhập khẩu là nguyên liệu và hàng tiêu dùng. Viện trợ dồi dào từ Mỹ đã tạo ra một khuynh hướng tiêu thụ xa xỉ “quá trớn” trong dân chúng (nhất là việc đua nhau mua xe máy, ô tô). Trong giai đoạn 1964-1969, số xe du lịch nhập khẩu đã bằng 80% số xe nhập khẩu trong suốt 10 năm trước, năm 1966 số xe gắn máy được nhập khẩu cao gấp năm lần so với năm 1963. Nhiều người ngoại quốc tới Việt Nam đã đặt cho thành phố Sài Gòn tên là "thành phố Honda". Đồng thời, số lượng lớn hàng hóa tiêu dùng đổ vào thị trường miền Nam đã cạnh tranh với hàng quốc nội, thậm chí là giết chết các hãng sản xuất nội địa, khiến nền kinh tế tiềm ẩn sự bấp bênh, thiếu ổn định. Với việc hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu tràn ngập thị trường, nhìn bề ngoài thì nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa đang "phát triển phồn vinh", nhưng thực ra đó chỉ là bề ngoài mang tính tạm thời và bất ổn, bởi vì hàng hóa tràn ngập thị trường là do yếu tố bên ngoài đem lại (viện trợ của Mỹ) chứ không phải nhờ khả năng sản xuất quốc gia. Viện trợ Mỹ đã tạo ra một xã hội tiêu dùng tại các thành phố lớn tương phản với tình trạng nghèo khổ tuyệt đối tại nông thôn. Quan chức kinh tế chính quyền Sài Gòn cũng cảm thấy lo ngại về tình trạng này[66]:

"Nhập cảng gia tăng để cung cấp cho kinh tế Việt Nam những gì? Dụng cụ sản xuất? Máy móc trang bị? Thực phẩm hay hàng biến chế? Nhập cảng trong 15 năm qua đã để lại cho ta những gì khả dĩ sử dụng được cho công cuộc phát triển nay mai? Câu trả lời thật là bi đát. Chúng ta chẳng có gì nhiều để sử dụng cho lĩnh vực sản xuất vì một phần lớn hàng hóa nhập cảng đều chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nhất thời.”

Tổng cộng trong 20 năm, tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam Cộng hòa vào khoảng 10 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu chỉ đạt 996,6 triệu USD (bằng 1/10 giá trị nhập khẩu). Trung bình mỗi năm, cán cân xuất nhập khẩu bị thâm hụt khoảng 500 triệu USD (tương đương với 50% GDP của cả miền Nam). Nguồn trang trải cho sự thâm hụt này dựa vào viện trợ của Hoa Kỳ[10].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_Việt_Nam_Cộng_hòa http://www.banknoteworld.com/countries/vietnam_sou... http://www.bbc.com/vietnamese/programmes/story/200... http://www.bbc.com/vietnamese/specials/170_viet_st... http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-45949919.htm... http://pdf.usaid.gov/pdf_docs/PNAAK857.pdf http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/chronology... http://www.viet-studies.info/kinhte/DangPhong_Nguo... http://www.viet-studies.info/kinhte/HoiKy_NguyenHu... http://www.f.waseda.jp/tvttran/en/recentpapers/E03... http://trithucvn.net/blog/truoc-nam-1975-kinh-te-n...